Sau sinh, không phải các bà mẹ nào cũng có cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe và sữa tốt để nuôi con. Không ít các mẹ đã bị ít sữa sau sinh và vẫn đau đầu vì chưa tìm được cách giải quyết. Bài viết sau đây Gia Đình Sữa sẽ chỉ ra cho các mẹ nguyên nhân và cách khắc phục.
Mẹ ít sữa là gì?
Ít sữa sau sinh là hiện tượng xảy ra ở nhiều bà mẹ. Đây là hiện tượng sau khi sinh con, tuyến vú mẹ tiết ra ít sữa. Lượng sữa này không đủ để cho con ăn no trong mỗi lần bú. Biểu hiện của ít sữa sau khi sinh thường là bầu ngực mẹ xẹp lại, sữa chảy ra sau mỗi lần tác động rất nhanh hết, không dồi dào như bình thường.
Nhiều người thường lầm tưởng ít sữa với mất sữa sau sinh. Tuy nhiên 2 tình trạng này là hoàn toàn khác nhau. Mẹ ít sữa sau sinh thì vẫn có sữa cho con bú. Chỉ là lượng sữa đó không đủ làm con no hoặc không kịp sản xuất sữa cho lần bú tới.
Việc ít sữa sau khi sinh có thể xảy ra với cả mẹ sinh thường và sinh mổ. Tình trạng này cũng do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động. Còn mất sữa sau sinh là mẹ hoàn toàn không có sữa cho con bú. Có nghĩa là cơ thể mẹ không sản sinh ra được lượng sữa nào để nuôi con.
Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở các mẹ sinh thường hoặc sinh mổ, nhất là các mẹ sinh non. Không chỉ vậy, trường hợp này có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hiện tượng ít sữa ở mẹ.
Ít sữa sau sinh không phải bệnh, không nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu để tình trạng ít sữa kéo dài, mẹ sẽ bị hết sữa rất sớm, thậm chí là mất sữa. Do vậy cần tìm hiểu nguyên nhân và có cách khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân ít sữa sau sinh
Ít sữa sau sinh có thể do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khác quan gây ra. Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân trực tiếp do cơ thể mẹ. Còn nguyên nhân khách quan có thể do con hoặc các tác nhân bên ngoài.
Trước tiên phải kể đến nguyên nhân chủ quan:
- Mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng
Quá trình sinh con mẹ đã phải dùng một lượng lớn năng lượng và sức lực của cơ thể. Sau đó, không tránh khỏi tình trạng suy nhược do mất sức và thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu không bổ sung kịp thời sẽ làm chậm hoặc ngưng trệ các hoạt động chuyển hoá của cơ thể mẹ, bao gổm cả tạo sữa.
Do vậy rất dễ làm mẹ ít sữa sau sinh. Không chỉ vậy, trong quá trình chăm con, mẹ không ăn uống đầy đủ mà nhịn ăn để giảm cân cũng khiến không đủ năng lượng chuyển hoá mà làm mẹ ít sữa.
- Cơ thể mẹ chịu hoặc đã từng chịu tác động của dao kéo, phẫu thuật.
Việc dao kéo làm cho cơ thể mẹ bị thương tổn nhất định. Đặc biết là những mẹ từng có phẫu thuật tại ngực, sẽ làm giảm số lượng các mô tạo sữa, do đó không có khả năng sản sinh ra lượng sữa lớn trong thời gian nhất định.
Ít sữa sau sinh mổ một phần cũng là do dao kéo tác động. Việc tác động dao kéo tại vết mổ làm cho các tế bào tại đó bị thương tổn. Cơ thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm lành vết thương. Do vậy mà không kịp chi phối đủ hormone tới tuyến vú để tạo sữa gây ít sữa.
- Mẹ bị căng thẳng, trầm cảm sau sinh
Stress, căng thẳng mệt mỏi luôn làm cơ thể rơi vào trạng thái tiêu cực. Với người bình thường, có thể gây suy nhược cơ thể, đau dạ dày,…
Đối với mẹ bỉm sữa thì stress còn nguy hiểm hơn bởi sau sinh cơ thể mẹ rất nhạy cảm. Stress sẽ làm cho thần kinh bị ức chế, không cung cấp đủ prolactin kích thích bầu ngực tạo sữa. Qua đó cũng gây ít sữa sau khi sinh.
- Tắc tia sữa, núm vú
Tắc tia sữa là khi dòng sữa mẹ tuôn trào ra nhưng bị ngăn cản lại bởi các vật cản trong tia sữa. Dòng sữa sẽ không liên tục, rò rỉ từng giọt ra ngoài. Vật cản đó có thể là những cục sữa bị đông lại hoặc các mô to ra chèn ép tia sữa.
Ngoài ra, việc mẹ vệ sinh không kỹ núm vú sau mỗi lần cho con ăn cũng làm các giọt sữa thừa ở ngoài môi trường nhiều. Sữa đó sẽ bị tạo cục do protein trong sữa bị kết tủa, làm ngăn cản dòng sữa gây ít sữa.
- Dùng thuốc tây
Các thuốc kháng sinh, giảm đau có tác dụng rất tốt trong kháng viêm, chống nhiễm khuẩn và giảm đau ở cơ thể. Nhưng tác dụng phụ của những loại thuốc đó lại chính là cản trở khả năng tạo sữa.
Do đó các mẹ sử dụng kháng sinh, thuốc tây dễ bị ít sữa hơn các mẹ không sử dụng.
- Cho con bú không đúng cách, lạm dụng các dụng cụ hỗ trợ
Cho con bú là một trong những giải pháp đơn giản mà hiệu quả nhất trong việc kích thích tạo sữa. Mẹ cho con bú không đúng cách khiến bầu ngực không bị tác động, do đó không sản sinh ra nhiều prolactin kích thích tạo sữa.
Ngoài ra, nhiều bà mẹ lạm dụng các dụng cụ hỗ trợ như ti giả, bình, sữa ngoài,… làm con không thích nghi với việc bú trực tiếp làm mẹ ít sữa.
- Mẹ có bệnh lý nơi bầu ngực
Việc mẹ ít các mô tạo sữa hoặc bầu ngực bị u, tổn thương cũng làm cho mẹ bị ít sữa. Tuy nhiên, các vấn đề này không thể tự tìm hiểu và phát hiện được. Hãy đi khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân.
Ít sữa ở mẹ còn do các nguyên nhân khách quan, bao gồm:
- Con nghiện ti giả, sữa công thức
Con đã quen thuộc với việc lúc nào cũng ngậm ti giả, do đó không dễ gì chịu nhả ti để bú trực tiếp. Đây cũng là nguyên nhân không kích thích sản sinh nhiều sữa ở mẹ.
Con quen sữa công thức, quên hương vị của sữa mẹ. Khi ấy, các bé sẽ chẳng còn mặn mà gì với sữa mẹ, tương tác giữa mẹ và bé giảm dần và mẹ bị ít sữa.
Ít sữa sau sinh phải làm sao?
Khi có biểu hiện của ít sữa, các mẹ nên tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Một số giải pháp sau có thể sẽ hữu ích đối với các mẹ đang gặp tình trạng này:
- Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ của mẹ của mẹ
“Mẹ phải khỏe mạnh thì mới có đủ sức nuôi con”, đây là câu mà người xưa hay nói khi trong nhà có em bé. Thật vậy, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ chính là một tháp dinh dưỡng đầy đủ cho con.
Mẹ khỏe mạnh, đủ chất thì mới tạo được nhiều sữa cho con. Thêm vào đó, tinh thần phấn chấn, hăng hái cũng góp phần tạo sữa dễ dàng hơn so với những mẹ ủ rũ, mệt mỏi.
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn
Nếu nguyên do bị ít sữa là do mẹ lười cho con bú thì phải thay đổi bằng cách cho con bú mẹ hoàn toàn. Bởi lẽ chỉ khi có lượng sữa lấy ra thì bầu ngực mới trống, mới có chỗ chứa cho lượt sữa mới được tạo.
- Cho con bú nhờ
Trong trường hợp mẹ bị thiếu sữa do các yếu tố như ít mô tạo sữa, phẫu thuật,.. thì nên cho con bú nhờ sữa của các mẹ khác. Lý do là sữa mẹ rất cần thiết cho con, nhất là giai đoạn 6 tháng đầu đời.
Nếu chỉ vì lý do ít sữa mà con không được bú sữa mẹ đầy đủ thì sẽ rất thiệt thòi cho sức khỏe của con.
- Sử dụng kèm sữa ngoài
Khi mẹ bị ít sữa, hãy sử dụng thêm sữa ngoài để hỗ trợ chăm con. Hiện nay có nhiều dòng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh trên thị trường. Những sản phẩm đó có thành phần tương tự sữa mẹ, cung cấp gần như đầy đủ dinh dưỡng cho con.
Tuy nhiên, mẹ chỉ nên dùng các sản phẩm sữa đó với mục đích hỗ trợ, không phụ thuộc.
- Uống nước đầy đủ
Thành phần chính tạo sữa là nước. Uống đủ nước chính là một cách cung cấp nguyên liệu cho việc tạo sữa diễn ra nhanh chóng.
Cách chữa ít sữa sau sinh
Ít sữa sau sinh tuy không nguy hiểm nhưng để lâu dần sẽ gây mất sữa. Vậy nên khi thấy bản thân có những dấu hiệu của ít sữa, mẹ hãy tìm cách chữa trị kịp thời. Các cách chữa ít sữa sau khi sinh được gợi ý gồm có:
- Massage thông tắc tia sữa
Đây là cách chữa ít sữa sau sinh khá là hiệu quả. Việc massage giúp làm tan các cục sữa, dãn nở tia sữa, giúp sữa chảy dễ dàng. Cách massage cụ thể như sau:
- Khi massage, ngồi ở tư thế thoải mái nhất, tiến hành massage bằng tay. Dùng ngón trỏ, giữa, cái vuốt dọc theo chiều từ phạm vi ngoài đến trong quầng vú.
- Sau đó xoay vòng trong quanh quầng vú, thực hiện liên tục.
- Nắm lấy và kéo nhẹ vài lần núm vú để làm giãn và mềm các tia sữa.
- Dùng tay còn lại đỡ phía dưới bên ngực vừa massage, rung nhẹ bầu vú. Tần số và tốc độ rung tăng dần lên. Tay còn lại đặt phía trên quầng vú, nhẹ nhàng massage.
- Đặt một tay bên ngoài quầng vú, ngón cái và ngón trỏ ép mạnh theo chiều dọc hướng về phía núm vú. Dùng tay còn lại vuốt từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài cũng hướng ra phía núm vú.
- Làm lại các bước trên với bên vú đối diện. Thực hiện nhiều lần tới khi có dòng sữa chảy ra.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể massage bằng chế độ massage ở máy hút sữa. Cách làm nào cũng đem lại hiệu quả nhanh chóng.
- Ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý
Không chỉ ăn đủ chất mà mẹ nên chú trọng ăn nhiều các thực phẩm lợi sữa. Các chất này giúp mẹ cải thiện được lượng sữa của mình mà không cần phải dùng thuốc hỗ trợ. Các thực phẩm lợi sữa như: cá, thịt lợn, các loại quả, hạt, khoai lang, cà rốt, rong biển, hải sản, sữa,…
Mẹ hãy lên cho mình một thực đơn dinh dưỡng để đảm bảo không bị ngán mà vẫn lợi sữa. Thêm vào đó, mẹ cần phải cải thiện giờ giấc nghỉ ngơi của mình. Trung bình một ngày nên ngủ 8 tiếng là phù hợp. Không nên ngủ quá ít cũng không nên ngủ quá nhiều.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đi ngủ đúng giờ, ngủ quá sớm khiến bản thân dậy quá sớm, còn ngủ quá muộn sẽ làm rối loạn chuyển hóa.
Hãy lập thời gian biểu của mình sao cho hợp lý, khuyến cáo nên đi ngủ lúc 22h-22h30 và thức dậy vào lúc 6h-6h30 sáng hôm sau.
- Kích sữa
Nếu trường hợp quá ít sữa, sữa nhỏ giọt, mẹ hãy tiến hành kích sữa. Kích sữa sau sinh cũng giúp cơ thể tạo được nhiều sữa hơn và đều đặn hơn. Kích sữa có thể diễn ra bằng nhiều cách khác nhau, bằng tay hoặc bằng máy.
Song vẫn là kích sữa một cách đều đặn, thường xuyên. Để làm được điều đó, mẹ hãy tìm hiểu và lên lịch kích sữa cho bản thân.
Thông thường, lịch kích sữa phù hợp nhất sẽ là 3 tiếng kích sữa 1 lần, thời gian biểu cụ thể như sau: 3h – 6h – 9h – 12h – 15h – 18h – 21h – 0h.
Đối với các mẹ bận rộn hơn, có thể đẩy lùi thời gian giữa các lần kích sữa, khoảng 4 tiếng 1 lần, cụ thể: 4h – 8h – 12h – 16h – 20h – 0h.
- Vắt sữa
Vắt sữa chính là một cách tiết kiệm sữa khi con chưa có nhu cầu bú. Sữa được vắt ra nên bảo quản trong tủ bảo quản chuyên dụng. Khi ấy, sữa mẹ có thể để được tới 6 tháng kể từ khi vắt.
Không chỉ vậy, việc vắt sữa còn làm trống bầu ngực, do đó tạo khoảng trống cho lượt sữa tiếp theo về. Mẹ có thể tiến hành vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy vắt sữa. Tất nhiên, mẹ cũng nên lên lịch vắt sữa đều đặn, có thể vắt sữa ngay sau khi kích sữa.
- Cho con bú nhiều hơn
Sữa ít không tránh khỏi tình trạng con bị đói. Mẹ có thể cải thiện bằng giải pháp tăng tần suất bú của con.
Như vậy sẽ không để dạ dày con bị trống, giảm tình trạng quấy khóc. Thêm vào đó, cho con bú nhiều hơn là một cách tăng tần số kích thích và làm trống tuyến vú nhiều hơn, lượng sữa tạo ra sẽ thu được triệt để.
Nên cho trẻ sơ sinh uống sữa gì khi mẹ chưa có sữa?
Khi mẹ chưa có sữa về, điều lo lắng chính là làm sao để con không bị đói. Mẹ hãy thực hiện một trong hai giải pháp sau đây:
- Cho con ăn sữa của mẹ khác
Ngân hàng sữa mẹ là nơi các mẹ bầu, mẹ bỉm sữa nhiều sữa hiến tặng sữa của mình cho những ai ít sữa. Các mẹ có thể nhận sữa cho con tại các ngân hàng này.
Ở Việt Nam có 2 trung tâm là ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể xin sữa của những người nhiều sữa đang nuôi con gần mình. Tuy nhiên, nên đảm bảo rằng nguồn sữa của những mẹ đó là an toàn.
- Cho con dùng sữa non công thức
Sữa non công thức là sữa được sản xuất theo công nghệ hiện đại. Sản phẩm làm ra dựa trên các thành phần có trong sữa non của mẹ.
Nhờ vậy mà sức đề kháng và năng lượng sữa non đem lại không hề kém cạnh sữa mẹ. Mẹ có thể cho con dùng loại sữa này khi sữa mẹ chưa về.
Bài viết trên đã giải đáp rõ ràng chi tiết vấn đề thắc mắc của mẹ về tình trạng ít sữa. Mong rằng qua bài viết này các bà mẹ sẽ tìm được giải pháp đúng đắn cho mình.
Để lại một bình luận