Có nên vắt sữa mẹ cho con bú không? Nguyên tắc vắt sữa

Chăm con chưa bao giờ là việc dễ dàng với bất kỳ phụ huynh nào. Đặc biệt là với những mẹ có thể trạng yếu, thì thiếu sữa sau vài tháng sau sinh là điều khó tránh khỏi.

Giải pháp của nhiều sản phụ là vắt sữa mẹ cho con bú, bài viết của Gia Đình Sữa sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách làm này, nên hay không nên:

Vắt sữa mẹ cho con bú khi nào?

Sau khi sinh con, sữa mẹ sẽ được sản xuất ra và dự trữ một phần tại bầu ngực. Do đó, mẹ có thể vắt sữa bất cứ khi nào mẹ muốn. Tuy nhiên, đấy chỉ là vấn đề về lý thuyết. Còn thực tế, để tốt cho cả mẹ cả con thì mẹ không nên vắt sữa cho con bú ngay khi sau sinh. 

Vắt sữa mẹ cho con bú khi nào?
Vắt sữa mẹ cho con bú khi nào?

Với các mẹ sinh thường hoặc sinh mổ con đủ tháng, mẹ nên để sau khoảng 1 tháng mới tiến hành vắt sữa mẹ. Trong thời gian 1 tháng đầu, tốt nhất là mẹ nên cho con bú trực tiếp. Làm như vậy sẽ tập cho con quen với cách bú, con biết bú và sẽ bú được nhiều sữa hơn. Ngoài ra, cho con bú trực tiếp trong những ngày đầu là các kích thích đúng và tốt nhất vào núm vú của mẹ. Như vậy, các hormon tạo sữa sẽ được tiết ra đều đặn, đúng nhịp, giữa được tạo ra ổn định hơn. Một tháng sau sinh, mẹ có thể vắt sữa cho con bú, tuy nhiên vẫn phải cho con bú trực tiếp. Thời gian vắt sữa và giữa các lần vắt nên đảm bảo cách đều phù hợp, tránh để bộ máy tạo sữa hoạt động quá công suất. Việc này không chỉ gây hại cho mẹ mà còn làm suy giảm chất lượng dinh dưỡng ở sữa mẹ.

Các trường hợp đặc biệt hơn là con sinh non hoặc vì lý do sức khỏe mà chưa thể bú mẹ trực tiếp, mẹ mới nên vắt sữa. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng trong tình huống này càng vắt sữa sớm càng tốt. Bới vì trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh cơ thể mẹ tạo ra một lượng sữa non, đặc quánh, màu vàng. Lượng sữa này cung cấp dinh dưỡng quan trọng và các kháng thể đầu tiên xây dựng nên hệ miễn dịch cho con. Và sữa non sẽ rất nhanh không còn sau khoảng 5 ngày, trở thành sữa lỏng bình thường. Vì vậy, nếu con không thể bú trực tiếp được, mẹ nên vắt sữa sớm trong ngày đầu tiên. Không chỉ thu được lượng sữa non cần thiết, mà còn kích thích tạo ra nhiều sữa hơn cho những lần tới.

Vắt sữa có tốt không? So sánh vắt sữa với bú trực tiếp

Sữa mẹ là dinh dưỡng tốt nhất cho sự an toàn và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ chỉ nên cho con bú bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu. Việc này sẽ không khó khăn gì với các mẹ có cơ thể khỏe mạnh, nhiều sữa. Tuy nhiên, với các mẹ yếu hơn, ít sữa thì đây là vấn đề nan giải. Vì vậy, vắt sữa là giải pháp giúp mẹ có thể dự trữ được đáng kể lượng sữa cho sau này, phòng khi trường hợp mẹ không có đủ sữa cho con. Có thể thấy, vắt sữa là một cách khá tốt để mẹ có thể tích trữ dinh dưỡng cho con, hoặc trong nhiều trường hợp bất tiện (ở nơi công cộng), mẹ không cần phải con con bú trực tiếp.

Vắt sữa có tốt không? So sánh vắt sữa với bú trực tiếp
Vắt sữa có tốt không? So sánh vắt sữa với bú trực tiếp

Vắt sữa tuy có thể kích thích cơ thể mẹ tạo ra nhiều sữa hơn do tần số kích thích vào núm vú tăng lên, nhưng so với cách bú trực tiếp thì lại không có lợi bằng. Đó là bởi vì các lý do sau đây:

  • Khi có kích thích hút nơi núm vú, cơ thể sẽ sản sinh lượng oxytocin tăng tiết sữa. Hormon này còn có tác dụng mang lại cảm giác yêu thương ấm áp. Khi con bú trực tiếp thì đây là thật sự có tác dụng gắn kết tuyệt vời mẹ và con.
  • Lực hút của các máy vắt sữa hoặc bằng tay không thể nào bằng và đúng cách được so với lực núm của các em bé. Do vậy, vắt sữa sẽ không thu được nhiều sữa bằng khi con con bú trực tiếp trong cùng một khoảng thời gian.
  • Cho con bú trực tiếp là cách cho con hấp thu dinh dưỡng an toàn nhất, nhanh nhất và tiện lợi nhất. Mẹ có thể cho con bú mọi lúc mọi nơi khi con muốn. Còn khi vắt sữa, con sẽ phải chờ thêm một lượng thời gian để lấy được sữa ra rồi mới có thể uống. Như vậy trong trường hợp con đói sẽ dễ quấy khóc khó chịu.
  • Con có thể dễ mắc bệnh hơn khi mẹ vắt sữa thay vì cho bú trực tiếp. Bởi vì dù đã được tiệt trùng dụng cụ kỹ càng nhưng trong quá trình vắt không thể tránh khỏi làm bẩn. Hơn nữa không thể đảm bảo rằng sẽ bảo quản sữa được tốt 100% như khi ở trong cơ thể mẹ.
  • Không phải chỉ khi vắt sữa ra mới biết được lượng sữa cần thiết cho con. Khi bú trực tiếp, con no sữa sẽ tự động nhả vú mẹ, mẹ không cần lo lắng sợ con đói.
  • Việc vắt sữa, mỗi lần sử dụng lại tiến hàng rã đông rất mất nhiều thời gian mà trong khoảng đó mẹ có thể làm được nhiều việc khác mà mẹ muốn.

Như vậy, lời khuyên dành cho các mẹ là nên trực tiếp cho con bú. Đó là cách an toàn, lành mạnh và đảm bảo nhất. Vắt sữa không phải là không tốt mà các mẹ tuyệt đối không nên lạm dụng vào đó, vừa không tốt cho mẹ, vừa không tốt cho con.

Nguyên tắc vắt sữa mẹ

Mỗi lần vắt sữa, mẹ chỉ nên vắt một lượng sữa nhất định, không ít quá cũng không nhiều quá. Có như vậy mẹ mới không bị nhanh hết sữa. Với những mẹ sinh con đủ tháng, lượng sữa vắt vào khoảng 50-80ml mỗi 2-3 giờ. Sau vài tháng sau sinh, có thể tăng lên 80-110ml sữa mỗi 3-4 giờ. Còn đối với các mẹ sinh non, do phải lấy sữa ngay cho con bú, nên lượng sữa sẽ khoảng từ 30-50ml mỗi 2-3 giờ. Sau vài tuần có thể tăng lượng sữa vắt lên như các mẹ bình thường. 

Để quá trình hút, vắt sữa mẹ được diễn ra an toàn, chất lượng hơn thì các mẹ nên chú trọng đến nguyên tắc vắt sữa. Không phải cứ thích là vắt, cần phải tuân thủ các điều sau đây:

  • Kích thích tạo sữa thường xuyên với tần số phù hợp

Khi có lực hút, bầu ngực sẽ được tiết ra nhiều sữa hơn do Prolactin được sản sinh ra. Sau khi hút hoặc con bú xong, Prolactin vẫn được tạo ra khoảng 30 phút nữa để tạo sữa dự trữ cho lần bú tới. Đặc biệt nghiên cứu thấy rằng prolactin tiết ra nhiều hơn vào ban đêm. Để có thể thu được lượng sữa vắt như ý muốn, mẹ nên kích thích tạo prolactin thường xuyên, khuyến cáo kích sữa từ 8-12 lần/ ngày để lượng sữa được về đều đặn.

  • Nên vắt sữa ở cả 2 bên ngực

Vắt sữa ở cả 2 bên ngực là tác động đồng thời vào 2 bên. Có như vậy, lượng sữa tạo ra mới đều nhau, cơ thể điều tiết được ổn định. Hơn nữa, việc lấy sữa ở cả 2 bên vú cũng giúp mẹ thu được lượng sữa nhiều hơn so với chỉ lấy một bên, đồng thời cũng khôn bên nào bị quá tải gây thiếu sữa cục bộ.

  • Hút hết sữa cạn khi con chưa bú hết

Sau khi con bú xong, tuy đã nhả vú nhưng bầu ngực vẫn còn tiếp tục tạo ra một lượng sữa nữa. Mẹ chỉ cần bỏ một chút sữa thừa ở đầu vú là có thể tiếp tục thu lấy sữa. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian cho mẹ rất nhiều. Không chỉ vậy, khi con bú xong mà mẹ không vắt lấy sữa, bầu ngực sẽ lại căng sữa, ức chế tạo sữa, gây khó khăn cho lần sau. Vì vậy, mẹ nên để tình trạng bầu ngực rỗng để dễ tạo sữa.

  • Ăn uống đủ chất, đủ no

Nếu cơ thể mẹ thiếu chất, sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược. Các hormon tạo sữa lúc này được tiết ra không đều đặn, mẹ sẽ không tạo được nhiều sữa. Thậm chí đến sữa cho con ăn no còn không đủ. Vì vậy, để có đủ sữa để có thể vắt lấy sữa, mẹ cần phải ăn no, đủ chất dinh dưỡng

  • Tâm trạng, tinh thần thoải mái

Chỉ cần mẹ căng thằng, buồn bã hay gặp vấn để về tâm lý, thần kinh sẽ bị ức chế. Lúc này, dù cơ thể có khỏe mạnh, đủ chất, lượng sữa tiết ra cũng không được nhiều do các thùy sản sinh ra hormon tạo sữa đã bị ức chế. Đó là lý do tâm trạng mẹ luôn phải vui vẻ, tránh trầm cảm sau sinh.

Chỉ cần lưu ý kĩ một vài nguyên tắc trên đây, mẹ đã có thể tự tin tạo sữa không chỉ đủ cho con bú mà còn có thể vắt sữa dự trữ.

Cách vắt sữa mẹ bằng tay và bằng máy

Vậy vắt sữa như thế nào để không tốn thời gian mà vẫn thu được nhiều sữa. Sau đây sẽ là hướng dẫn vắt sữa đúng cách, kể cả bằng tay hay bằng máy.

Bằng tay

Trước tiên mẹ cần chọn một tư thế thoải mái nhất để ngồi, giữ cho mình tâm trạng vui vẻ ổn định nhất để sữa được tiết ra đều đặn.

Cách vắt sữa mẹ bằng tay
Cách vắt sữa mẹ bằng tay

Mẹ dùng một tay nâng một bầu ngực, nên dùng tay không thuận, sao cho ngón trỏ đặt gần quầng vú, ngay dưới bầu vú, các ngón còn lại ở phía trên đối diện ngón trỏ.

Ấn nhẹ các ngón tay vào ngực, giữ lực không đổi, trong khi đó ngón trỏ và ngón cái ép lực xuôi về phía núm vú. Cách làm này là để kích thích các tuyến vú, túi sữa đang ngậm sữa đẩy sữa tràn về phía núm vú.

Giảm lực ở các ngón tay, thực hiện dồn lực 1-2 lần nữa để sữa được dồn nhiều về núm vú, đồng thời kích thích tạo sữa. Dùng tay còn lại cầm bình đã tiệt trùng sạch để hứng sữa chảy ra. Mẹ nên chuyển sang bên còn lại khi thấy dòng sữa chảy ra chậm dần, không nên ép cố khi sữa không chảy ra nữa. 

Thời gian cho một lần vắt ở một bên ngực vào khoảng 3-5 phút, có thể hơn nếu mẹ nhiều sữa. Với bên ngực còn lại, mẹ cũng làm tương tự, số lần ép ở 2 bên là như nhau để đảm bảo bầu ngực chịu các kích thích và tạo sữa đều đặn.

Lưu ý khi vắt bằng tay: 

  • Mẹ hãy rửa sạch tay, sát khuẩn bằng xà phòng, sau đó lau khô tay rồi mới tiến hành vắt sữa. Làm như vậy để đảm bảo quá trình vắt sữa không bị nhiễm trùng.
  • Trước khi thu sữa, mẹ nên bỏ 2-3 giọt sữa đầu, vì đây là sữa gần núm vú nhất, tiếp xúc với môi trường nhiều nhất. Sữa đó thường không bảo quản được lâu hoặc dễ bị vón cục bởi tác nhân môi trường.

Bằng máy

Với vắt bằng máy, mẹ nên dùng loại máy đôi, tức là có thể vắt sữa hai bên cùng lúc. Như vậy, mẹ có thể tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Cách tốt nhất là mẹ nên hút đều đặn 3-4 tiếng 1 lần.

Mẹ cũng cần chọn tư thế ngồi thoải mái nhất, tâm trạng vui vẻ để tiến hành hút sữa.

Cách vắt sữa mẹ bằng máy

Trước khi bấm máy, mẹ nên mát xa đầu ti để kích thích sữa về núm vú. Như vậy quá trình hút máy sẽ diễn ra thuận lợi hơn

Nếu mẹ dùng máy hút sữa đơn, mỗi bên mẹ chỉ hút trong vòng 3-5 phút. Trong quá trình hút bên này, mẹ nên đồng thời mát xa bên kia ngực để lần tới hút sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian.

Lưu ý khi hút bằng máy:

  • Mẹ cần vệ sinh máy hút sữa sạch sẽ, đảm bảo sữa thu được an toàn vệ sinh thực phẩm. 
  • Mẹ cũng cần loại bỏ 2-3 giọt sữa đầu trước khi thu lượng sữa vào bình.

Dù là hút bằng tay hay bằng máy, mẹ đều cần bảo quản sữa kĩ càng và nghỉ ngơi một chút sau khi hút xong.

Nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú?

Khi chăm con, mẹ cần có lịch trình vắt và cho con bú trực tiếp một cách hợp lý để con được hấp thu dinh dưỡng đầy đủ mà mẹ vẫn có thể tích trữ sữa cho con. Vấn đề là nên vắt sữa trước hay sau khi cho con bú? Câu trả lời là mẹ nên vắt sữa sau khi cho con bú. Bởi vì cho bé bú mẹ theo nhu cầu của bé là rất quan trọng.

Việc này không chỉ hình thành mối liên hệ chặt chẽ giữa mẹ và bé mà con còn được bú no hơn. Kích thích hút sữa của con cũng tác động mạnh mẽ tới mẹ hơn là việc vắt sữa. Do đó, con bú trước là kích thích trước, sữa tạo ra nhiều hơn, con không chỉ no mà mẹ cũng thu được nhiều sữa hơn.

Không chỉ vậy, việc vắt sữa sau khi cho con bú còn giảm bớt gánh nặng cho mẹ. Thay vì phải ngồi mát xa để sữa về rồi mới có thể hút, mẹ chỉ cần cho con bú trực tiếp. Vừa có thể mát xa gọi sữa về, vừa có thể cho con ăn no. Ngay sau khi cho con bú xong, mẹ có thể ngồi vắt sữa khoảng 10-15 phút, như vậy cũng góp phần làm trống tuyến sữa, kích thích tạo sữa cho lần bú tiếp theo của con.

Nếu mẹ vắt sữa trước khi cho con bú, mẹ sẽ mất thêm thời gian ngồi để kích thích tạo sữa. Hơn nữa các kích thích này cũng không có tác dụng mạnh bằng lực hút của con, do vậy sữa tạo ra không nhiều. Khả năng cao là sữa sẽ hết ngay khi mẹ hút xong, con sẽ không nhận được nhiều sữa khi bú.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Cách bảo quản

Các chuyên gia đã nghiên cứu kỹ càng về sữa mẹ. Họ chỉ ra rằng, ở nhiệt độ phòng (26 độ C), sữa mẹ sử dụng được tối đa trong vòng 1 giờ. Để lâu hơn sữa mẹ sẽ bị lên men, vón cục không sử dụng được nữa. Trong môi trường lạnh hơn ( điều hòa, khoảng dưới 26 độ C), sữa mẹ để được lâu hơn, có thể tới 6 tiếng. Càng trong môi trường lạnh, sữa để được lâu hơn, trong ngăn mát tủ lạnh sẽ để được tới 48 giờ.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Cách bảo quản

Nếu để trong ngăn đá tủ lạnh, sữa trữ được từ 2 tuần tới 4 tháng, tùy vào từng loại tủ. Sẽ là 2 tuần với tủ đá có 1 cửa, và là 4 tháng với tủ đá 2 cửa, có cửa riêng cho ngăn đá. Hiện nay, cách trữ sữa được lâu nhất chính là để trong tủ bảo quản sữa chuyên dụng. Sữa mẹ trong tủ này được bảo quản lên tới tận 6 tháng là tối đa.

Sữa mẹ khi ra ngoài cơ thể rất nhanh sẽ dễ bị biến tính, không dùng được. Do đó cần có cách bảo quản đúng để sử dụng lâu dài, cụ thể:

  • Sau khi vắt xong nên để sữa ngay vào tủ bảo quản sữa chuyên dụng hoặc bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Trong trường hợp không có sẵn, bỏ ở nhiệt độ dưới 26 độ C, nhưng không được để quá 6 tiếng
  • Chia lượng sữa thành các túi nhỏ từ 80-100ml. Cách làm này làm chia nhỏ thời gian làm đông sữa, sữa được bảo quản nhanh hơn, dễ dàng hơn. Đồng thời việc chia nhỏ này cũng giúp cho khi cần sử dụng sẽ tiện lợi, rã đông nhanh hơn.
  • Nếu bị mất điện trong thời gian dài, nên bỏ sữa đã đông vào thùng cách nhiệt để tránh sữa nhanh bị tan.
  • Khi vắt các túi sữa, nên dán rõ số ml sữa, ngày giờ vắt bên ngoài. Như vậy khi cần sử dụng mẹ sẽ biết nên sử dụng túi nào trước, túi nào sau, tránh để bị quá thời gian.
  • Khi vắt sữa ra không nên đổ đầy bình mà nên để lại một khoảng trống. Bởi vì khi đông đá, chất lỏng sẽ nở ra, nếu mẹ đẩy đầy, thì rất dễ bị vỡ túi sữa.
  • Nên đựng sữa đã vắt trong túi đựng chuyên dụng, tránh bị nứt, rách gây nhiễm khuẩn
  • Khi rã đông, không rã đông ở nhiệt độ phòng vì như vậy sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Cũng không hâm sữa trực tiếp bằng cách đun hoặc bằng lò vi sóng, cách tốt nhất là đặt túi sữa trong bát nước khoảng 40 độ C để sữa tan ra rồi sử dụng

Như vậy, vắt sữa tuy không tiện bằng cho con bú trực tiếp nhưng lại là cách hữu hiệu để sữa được lâu dài. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ có được cách vắt sữa và bảo quản sữa đúng cho con yêu của mình sử dụng.

Để lại một bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked