Căng bầu ngực nhưng không ra sữa khi nuôi trẻ sơ sinh là vấn đề dễ mắc phải của các mẹ. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng về tình trạng này. Bài viết dưới đây Gia Đình Sữa sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích đến các mẹ.
Dấu hiệu nhận biết sữa căng nhưng vắt không ra
Thông thường, sau khoảng 2 ngày sau sinh, ngực của sản phụ có dấu hiệu căng tức, nặng hơn trước và hơi đau. Nguyên nhân là do giai đoạn này các tuyến vú tăng cường sản sinh và bài tiết sữa để nuôi con. Nếu mẹ luôn cảm thấy đau nhức ngực, căng cơ ngực, thậm chí sưng nóng chính là mẹ đang bị tắc tia sữa. Hiện tượng này có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột. Mẹ có thể nhận biết tắc tia sữa qua một số dấu hiệu sau đây:
- Vào mỗi buổi sáng thức dậy, mẹ thường có cảm giác đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí hơi gai sốt. Tuy nhiên, nếu chỉ có các triệu chứng trên thì chưa đủ kết luận, tình trạng đi kèm là bầu ngực hơi căng tức, khi con bú sẽ thấy đau nhức. Đặc biệt là con bú chưa no đã nhả ra, bầu ngực không xẹp lại mà vẫn căng.
- Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, mẹ sẽ thấy rất đau nhức vú và thường xuyên hơn. Thậm chí mẹ có thể bị sốt, đau lan đến nách hoặc tắc sữa tạo thành các hạch ở nách.
- Giai đoạn tuần đầu sau sinh, bầu ngực thường căng hơn các giai đoạn sau đó. Nếu mẹ lúc này dùng dụng cụ mà hút không ra sữa, con trẻ mới bú đã sớm nhả đầu ti thì kết luận rằng mẹ bị tắc sữa.
- Bình thường sau 2 – 3 tuần sau sinh, bầu ngực mẹ sẽ không còn đau nhức, đó là khi sữa đã lỏng hơn sữa non và tuyến vú thông. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm này mẹ vẫn còn thấy vú bị căng, đau nhức, sữa chỉ nhỏ giọt, sữa không thành tia thì chính là do bị tắc tia sữa.
- Dấu hiệu nhận biết muộn nhất chính là mẹ bị sốt cao, bầu ngực nóng, đầu vú ửng đỏ, sưng tấy.
Xem thêm: Bà đẻ có được uống sữa tươi không? Lợi ích, những lưu ý
Nguyên nhân sữa căng nhưng hút không ra
Sữa căng nhưng hút không ra được chẩn đoán nguyên nhân chính là do sản phụ bị tắc tia sữa. Tình trạng tắc này có thể bị gây ra bởi các lý do sau:
- Do sữa non bị ứ đọng: Sữa non chỉ được cơ thể mẹ sản xuất ra từ 1 – 3 ngày sau sinh. Đặc tính của sữa non chính là đặc quánh chứ không lỏng như sữa thường, càng về sau sữa non càng giảm độ đặc. Các chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ nên cho con bú sữa non ngay trong giờ đầu sau sinh. Không chỉ vì lúc đó con tỉnh táo nhất mà còn vì tác dụng đả thông tuyến vú của mẹ. Việc cho con nhận sữa non quá muộn sau sinh sẽ làm cho lượng sữa non sản xuất ra ở gần núm vú bị ứ đọng nhiều. Sữa càng đặc càng dễ bị ứ đọng, thậm chí phản ứng với kích thích bên ngoài gây vón cục. Do đó sẽ gây khó khăn cho lần bú sau, thậm chí hút không ra sữa.
- Lượng sữa bài xuất ra khỏi ngực mẹ quá ít: Có thể do con đã no không muốn bú nữa, trong khi sữa vẫn tiếp tục tiết ra, lượng sữa ra ngoài ít hơn lượng sữa bên trong. Đồng thời, mẹ không tìm được các giải thoát lượng sữa này nên bầu ngực sẽ là nơi chứa đựng, càng lúc càng căng. Đi kèm với đó là việc mẹ cho con bú cữ không đều, không làm cạn lượng sữa trong bầu sữa dẫn đến thay đổi tần suất bú. Những việc này sẽ kích thích các tế bào tại ngực mẹ, gây co, tắc tia sữa.
- Do ống dẫn sữa bị tắc: Trong một số trường hợp mẹ vẫn cho con uống đều đặn, con bú khỏe song vẫn thấy sữa chỉ nhỏ giọt hoặc hút không ra sữa, đó là do các ống dẫn sữa trong bầu ngực bị tắc. Lúc này, các mô nhân tạo trong ngực chiếm nhiều chỗ, số lượng lớn chèn ép đến thành các ống dẫn sữa. Các ống dẫn này sẽ bị co hẹp lại, lòng mạch nhỏ, khiến cho sữa đi qua khó khăn hơn, hoặc thậm chí bị tắc tại các nơi co lòng mạch. Hiện tượng được lý giải là vì trong sữa mẹ rất giàu protein, các protein này có phân tử lượng tương đối lớn, khó đi qua các khe nhỏ hẹp. Khi đi qua các ống dẫn sữa bị mô chèn, dễ dàng bị kẹt lại dẫn đến kẹt dòng sữa sau đó.
- Lượng sữa còn thừa sau bú hoặc sau hút: Sau khi cho con bú xong hoặc khi hút sữa xong, ít nhiều vẫn còn một phần sữa mẹ bị nhỏ ra ngoài. Nếu mẹ không loại bỏ đi thì lượng sữa này sẽ đọng lại ở núm vú. Phần này dễ dàng bị tác động bởi các kích thích của môi trường ngoại cảnh tác động, gây kết tủa protein và dưỡng chất trong sữa. Do vậy, sữa ở lần bú hoặc hút tới sẽ có các cục sữa, hút sữa không ra hoặc sữa không thành tia.
- Mẹ mặc áo quá chặt: Việc mẹ mặc áo ngực chặt có tác dụng giữ cho bầu ngực mẹ không bị xệ sau sinh. Vì sau sinh, lượng sữa trong ngực nhiều, gây nặng ngực, nếu không nâng đỡ rất dễ bị xệ. Tuy nhiên, nếu mặc áo ngực chặt quá một cách thường xuyên và lâu dài sẽ gây co mạch. Các tuyến vú cũng vì thế mà co theo, chèn ép các đường dẫn sữa, gây nên tắc tia sữa toàn bộ.
- Mẹ bị ốm, cảm lạnh, sốt: Theo quan niệm của y học cổ truyền, vị nhiệt ngưng trệ gây tắc sữa. Khi mẹ bị bệnh, nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường, sinh lý của cơ thể cũng không ổn định, thần kinh bị kích thích. Từ đó, hormon Prolactin không được tiết ra đều đặn (prolactin là hormon có vai trò chính trong việc sản sinh sữa và làm tăng sữa mẹ). Sữa không đều thì dưỡng chất không đều, đường dẫn sữa tải lượng sữa thất thường, dễ dàng gây ra tắc tia sữa.
- Do sản phụ sinh mổ: Khi sinh mổ, cơ thể mẹ ít hoặc không chịu các cơn đau đẻ. Các cơn co thắt tử cung này kích thích thần kinh tạo ra nhiều oxytocin, cũng có tác dụng làm dãn ống dẫn sữa ở bầu ngực. Bởi vậy, mẹ sinh mổ tuyến vú không dãn nở nhiều, tắc tia sữa cũng hay gặp hơn mẹ sinh thường.
- Trầm cảm sau sinh: Đây là bệnh lý hay gặp nhất ở các sản phụ. Việc căng thẳng quá mức do phải chịu các cơn đau đẻ cũng như tác động từ bên ngoài khiến thần kinh rơi vào tình trạng ức chế. Sữa không được tiết ra đều và liên tục, đồng thời đường dẫn sữa cũng bị nghẽn lại. Stress thậm chí còn làm giảm lượng sữa sau sinh đáng kể so với sản phụ bình thường.
- Mẹ vệ sinh nhũ hoa chưa kỹ càng: Sữa còn đọng lại hoặc khi con bú, nước bọt của con dính vào nhũ hoa cũng là nguyên nhân làm sữa bị vón cục, vắt không ra.
Biến chứng có thể xảy ra khi căng sữa nhưng sữa không tiết ra được
Sữa không thành tia, sữa nhỏ giọt không phải là loại bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng mẹ. Tuy nhiên, nếu để tình trạng kéo dài, không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn tới các biến chứng khó lường. Cụ thể như sau:
- Sữa bị tắc lâu dần tạo thành cục, nếu không kịp thời làm tan cục sữa tắc, sẽ tạo thành các cục cứng ở vú, thậm chí ở nách. Các cục này sẽ gây viêm tuyến vú, áp xe vú. Mẹ sẽ cảm thấy rất đau rát, bầu ngực căng, sờ thấy các cục cứng, hút không ra sữa hoặc sữa bị mưng mủ. Áp xe vú, viêm tuyến vú thường xảy ra khoảng 1 tuần sau khi tắc sữa nếu không được điều trị.
- Các biến chứng nặng hơn là hình thành các dải xơ hóa. Do tắc tia sữa lâu dài, các tuyến vú trước điểm tắc phải đàn hồi quá mức để chứa lượng sữa cứ liên tục cấp tới, thành mạch dễ bị xơ hóa, gây u xơ tuyến vú. Triệu chứng nặng nhất chính là ung thư vú.
Sữa căng đau quá phải làm sao?
Khi căng sữa, không tránh khỏi tình trạng đau nhức. Trong tình huống đau quá, mẹ nên áp dụng một số cách sau để làm giảm tình trạng đau:
- Chườm ấm, chườm lạnh bầu ngực
Chườm ấm vú khi mẹ chuẩn bị cho con bú. Việc chườm ấm sẽ làm các tuyến vú được giãn nở đều, tia sữa thông, con bú dễ dàng hơn. Mẹ thực hiện bằng cách nhúng khăn vào nước ấm, vắt khô rồi đặt quanh quầng vú, hoặc mẹ có thể xông trực tiếp từ bát nước ấm mà không cần khăn.
Chườm lạnh khi con bú xong để giảm tình trạng tắc tia sữa. Các khí lạnh cũng góp phần giảm sưng, đau khi tắc sữa ở mẹ.
- Con càng bú ít, mẹ càng đau ngực. Do chỉ cần có kích thích bú từ con, sữa sẽ tự động tiết ra. Mẹ giảm đau bằng cách cho con bú đúng cách, đủ no để xẹp bầu sữa. Nếu con đã thôi bú mà ngực vẫn căng, mẹ nên hút sữa ra những bình sữa dự phòng và cho vào tủ đông sữa. Cách làm này vừa giúp con uống sữa mẹ được lâu hơn, vừa giảm đau nhức do bầu ngực không bị căng nhiều.
- Massage bầu ngực cũng là một cách giảm đau hiệu quả. Không chỉ vậy, cách làm này còn có tác dụng làm tan cục sữa tắc, tia sữa được đả thông.
- Trong tình trạng quá đau nhức, mẹ nên cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên trường hợp này là cấp bách và chỉ dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách tránh tắc tia sữa sau sinh
Mẹ nên tìm ngay cách tránh tắc tia sữa sau sinh do nếu để lâu ngày có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Có thể áp dụng một số cách sau:
- Thay đổi trang phục: Sản phụ hạn chế mặc đồ bó sát, đặc biệt là áo bó, áo ngực chặt. Trong thời kỳ mang thai và nuôi con, mẹ chỉ nên mặc các bộ đồ rộng, thoải mái, dễ cử động.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ núm vú: Sau mỗi lần cho con bú hoặc hút sữa, mẹ hãy loại bỏ sữa thừa và lau rửa sạch nhũ hoa. Cách làm này tránh được hơn 90% tình trạng tắc sữa sau sinh.
- Ăn uống điều độ, giữ gìn sức khỏe. Có như vậy sữa tiết ra mới đều đặn, chất sữa mát và tuyến vú không bị chèn ép gây tắc. Uống nhiều nước cũng giúp mẹ có lượng sữa đều đặn, các chất trong sữa hòa tan hơn, khó bị vón cục..
- Mẹ nên nghỉ ngơi, giữ tâm thế thoải mái, không căng thẳng.
- Cho con bú đúng cữ, duy trì ổn định các cữ, không thay đổi đột ngột.
Trong trường hợp bị tắc tia sữa mà áp dụng các cách phòng tránh trên mà không có hiệu quả, mẹ cần đi đến bệnh viện, phòng khám để được tư vấn và khám chữa trị. Chúc các mẹ sớm khỏi tình trạng này, để mẹ luôn thoải mái, dễ chịu, nuôi con mạnh khỏe.
Xem thêm: Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu đơn giản, hiệu quả tại nhà
Để lại một bình luận