BÉ QUẤY KHÓC, ĐAU QUẶN BỤNG: NGUYÊN NHÂN VÌ ĐÂU ?

Với các bậc phụ huynh, việc được nhìn thấy nụ cười của các con mỗi ngày là niềm hạnh phúc vô bờ bến.Tuy nhiên mỗi chúng ta, đặc biệt là những người phụ nữ đều không khỏi mệt mỏi mỗi khi bé nhà quấy khóc, vùng vằng mà…không rõ đâu là lý do, đặc biệt khi lâm vào tình trạng này chúng ta thường chỉ có thể vỗ về âu yếm, hoặc nghĩ rằng đây là những điều hết sức bình thường của trẻ nhỏ. Vì vậy qua bài viết này, hãy cùng Gia Đình Sữa tìm hiểu một trong những khía cạnh của vấn đề  này ở đường tiêu hóa của bé, về một khái niệm là Đau quặn bụng Colic.

VẬY ĐAU QUẶN BỤNG COLIC LÀ GÌ ?

Đau quặn bụng ở trẻ (IC: Infantile Colic) được định nghĩa theo tiêu chuẩn Rome IV là “những đợt khó chịu, quấy khóc xuất hiện và kết thúc không rõ lý do”. Triệu chứng thường thấy là trẻ  khó chịu khi đặt vào nôi, khi nằm uốn cong người hoặc chân co lên, mặt đỏ, tay nắm chặt và chân mày nhíu lại. Khi bú trẻ cảm thấy khó chịu, khi vuốt ve nhiều lần thì trẻ sẽ đỡ hơn thay đổi trạng thái từ vui sang khó chịu trong thời gian ngắn. Về đường tiêu hóa: Trẻ có biểu hiện rối loạn đường ruột, khó đi đại tiện.
“ Bé nào cũng thi thoảng cũng bị như thế mà. “ Đây chắc là suy nghĩ thoáng qua của nhiều người trong chúng ta. Tuy nhiên, nếu những những đợt quấy khóc xuất hiện 3 tiếng/ ngày, 3 ngày/ tuần và từ 1 tuần trở lên thì việc bé nhà bạn quấy khóc có thể do đau quặn bụng Colic.

Rối loạn tiêu hóa

Một trong những nguyên nhân dẫn đến quấy khóc ở trẻ là do đau quặn bụng dạng Colic

 

TÍNH CHẤT NGHIÊM TRỌNG

Theo một nghiên cứu trên lâm sàng của TS.BS. Pedro Alarcon, Chuyên khoa tiêu hóa nhi, ĐH Chicago, Hoa Kỳ vào năm 2015 thì có đến 5-30%  trẻ quấy khóc do bị đau quặn bụng Colic.

Rối loạn tiêu hóa

Dầu cọ là một trong những nguyên nhân gây đau quặn bụng

GIAỈ QUYẾT ĐAU QUẶN BỤNG NHƯ THẾ NÀO ?

Các chuyên gia về tiêu hóa nhi đã nghiên cứu và đề xuất hướng điều trị cho các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa ở trẻ như sau:

  • Thăm khám cẩn thận để chẩn đoán tình hình có nghiêm trọng không.
  • Tư vấn và hỗ trợ đầy đủ cho bố mẹ.
  • Nếu trẻ đang dùng sữa công thức và được chẩn đoán là bị dị ứng đạm sữa bò (CMPA), cân nhắc sử dụng công thức thủy phân nhiều phần. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ cần chú ý chế độ ăn uống không có sữa bò.
  • Nếu trẻ đang dùng sữa công thức và dị ứng đạm sữa bò không được chẩn đoán, công thức đạm thủy phân một phần, giảm hoặc không latose , không chứa dầu cọ (NPO: No Palm oil) hoặc chứa nhiều s-beta palmitate được khuyến cáo sử dụng.
Similac

Similac IQ HMO là một trong những dòng sữa không sử dụng dầu cọ.

Hy vọng thông qua bài viết này thì các bậc phụ huynh có thể phần nào hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng quấy khóc của bé, từ đó có những giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Ở các bài viết sau, hãy cùng Gia đình sữa tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về đạm thủy phân một phần, tác động của lactose cũng như dầu cọ đến hệ tiêu hóa của bé nhé.

 

Để lại một bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked